Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

 Trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương ngay sau khi sinh do hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu. Tuy nhiên nếu trẻ có bất kỳ sự khó chịu nào, cách duy nhất để trẻ có thể giao tiếp là khóc. Là cha mẹ, bạn cần nhận biết một số chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh để bạn có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất có thể.

  1. Các bệnh ý ngoài da
  • Vàng da

Vàng da thường thấy trong vài ngày sau sinh, được chia làm 2 loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Cần quan sát màu da trẻ mỗi sáng để phát hiện mức độ vàng da của trẻ, ít nhất là liên tục trong 2 tuần đầu. Trẻ vẫn bú ngủ tốt khi vàng da sinh lý. Nhưng nếu vàng da tăng dần ở mắt hoặc da, đồng thời trẻ bú kém đi, khó thức dậy thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  • Mụn sữa

Trẻ sơ sinh có thể xuất hiện mụn sữa khoảng 2-3 tuần tuổi có thể do ảnh hưởng từ các hormone của mẹ hoặc hội chứng phì đại tuyến bã. Mụn nhỏ mọc nhiều ở má, trán, cằm, lưng và vùng da xung quanh tấy đỏ. Các mụn này là vô hại và sẽ không để lại sẹo, chỉ cần tắm hàng ngày cho bé và giữ sạch sẽ. Nếu mụn sữa không chấm dứt sau 3 tháng thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra

 

  • Viêm da tiết bã
Đây cũng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh mà dân gian hay gọi là “cứt trâu”,biểu hiện bằng những vảy nhờn, dính, tập trung nhiều trên đỉnh đầu hoặc mông, thường gặp ở trẻ 2 tuần tuổi trở đi. Bạn chỉ cần gội đầu cho trẻ mỗi khi tắm, có thể bôi thêm dầu khoáng em bé. Thông thường, các vảy này sẽ tự biến mất sau 8-12 tháng.

 

 2. Các bệnh liên quan đến hô hấp

  • Cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh thường có biểu hiện khò khè, hắt hơi, sổ mũi. Nguyên nhân thường do virus, thay đổi thời tiết, dị ứng hay bụi bẩn. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ và mặc đủ ấm. Nếu có dịch mũi cần phải hút sạch, tránh nước mũi chảy ngược vào trong gây những biến chứng hô hấp khác.

  • Nấc

Nấc cụt thường gặp khi trẻ mới chào đời, trẻ nấc liên tục, tần suất khoảng 3 lần/ ngày và mỗi lần 3 phút. Để tránh nấc, bạn không nên đợi trẻ quá đói mới cho ăn, cũng khoong cho trẻ bú quá no. Sau khi ăn, nên bế trẻ đầu cao để dễ tiêu hóa. Bú sữa mẹ cũng là một cách chữa nấc hiệu quả. Tuy nhiên nếu nấc liên tục khiến trẻ mệt mỏi thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp

Biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp khá đa dạng như sốt, nghẹt mũi, khò khè, nặng hơn có thể thở gấp, sốt cao, co giật, tím tái. Nếu trẻ có có những biểu hiện trên cần cho trẻ bú mẹ và đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc.

  • Viêm phổi

Viêm phổi không chỉ là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà còn nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh không có dấu hiệu đặc biết ở giai đoạn đầu, về sau trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở nhanh hoặc khó thở. Viêm phổi diễn biến khó lường, do đó bạn cần phòng tránh bằng cách giữ ấm cho trẻ, bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ và giữ vệ sinh để tránh lây nhiễm vi khuẩn.

  1. Những vấn đề về tiêu hóa

3.1 Nôn trớ, sặc

Triệu chứng thường xuất hiện trong nhiều tháng đầu, thường xảy ra sau khi bú mẹ. Do đó cho trẻ bú đúng cách là rất cần thiết để phòng tránh nôn trớ. Ngay sau khi trẻ bị nôn trớ phải cho trẻ nằm nghiêng và sơ cứu nếu trẻ bị sặc.

 

3.2. Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh tuy nhiên cũng không thể coi thường. Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng hoặc rất lỏng, mùi tanh. Bạn cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn đề bù đắp lượng nước đã mất khi tiêu chảy.

3.3. Táo bón

Trẻ bị táo bón khi trên 1 ngày mới đi nặng, phân rắn và trẻ phải tốn nhiều sức rặn mới có thể đi vệ sinh được. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng khi đang cho con bú hoặc cho trẻ dùng sữa công thức không phù hợp. Khi đó bạn cần tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của mình và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Hồng Minh – Phòng Điều dưỡng  ( nguồn copy BVPSN Bắc Ninh )

- Bình luận

- Viết bình luận

Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!